Quản trị kinh doanh được hiểu là quản trị hoạt động kinh doanh nhằm đem lại doanh thu, lợi nhuận và tăng trưởng cho doanh nghiệp. Học quản trị kinh doanh nghĩa là học các kiến thức và kỹ năng cần thiết để tổ chức, thực hiện, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị kinh doanh là một ngành rộng, tổng hợp kiến thức nhiều chuyên ngành quản trị nhân sự, kinh doanh quốc tế, thương mại, marketing, truyền thông, hệ thống thông tin,…
Với ưu thế là một ngành rộng, người tốt nghiệp ngành này cũng có “nhiều đất dụng võ” làm việc được nhiều vị trí khác nhau tại nhiều loại hình doanh nghiệp và cơ quan. Đây là lý do ngành này rất được sự ưa chuộng của các bạn trẻ.
Sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh được trang bị các kiến thức nền tảng liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thị trường cũng như các kiến thức về quản trị, hoạch định, vận hành, kiểm tra và theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao nhất cho công ty, doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc ở nhiều vị trí, bộ phận khác nhau tại các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp như: bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý sản xuất, bộ phận tiếp thị marketing, bộ phận hỗ trợ-giao dịch khách hàng của các công ty kinh doanh, nhà máy, ngân hàng, công ty chứng khoán, tập đoàn tài chính.
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam đang ở mức ổn định chính vì thế mà ngành quản trị kinh doanh càng thu hút phần lớn thí sinh lựa chọn theo học. Thông tin từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chính Minh cho biết, trong giai đoạn từ năm 2020 -2025, riêng tại thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 270.000 vị trí việc làm dành cho nguồn lực liên quan các ngành quản trị kinh doanh. Vì vậy cơ hội việc làm cho các bạn học ngành quản trị kinh doanh luôn mở rộng.
Hầu hết các công ty sẽ tuyển dụng nhân sự có trình ngoại ngữ. Tiếng Anh có thể nói là một trong những yếu tố quyết định đến mức lương của người lao động. Trung bình mức lương dao động từ 7-12 triệu đối với sinh viên mới ra trường. Nhưng đối với ứng viên có trình độ tiếng Anh tốt, thông thạo thì mức lương có thể tăng lên từ 25-50% so với những ứng viên khác. Mức lương đối với các vị trí quản lý hoặc có kinh nghiệm có thể từ 15 triệu/tháng trở lên tùy vị trí việc làm.
Với kiến thức và kỹ năng về quản trị và kinh doanh sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại nhiều loại hình doanh nghiệp và cơ quan. Các bộ phận thường tuyển dụng người tốt nghiệp quản trị kinh doanh là bộ phận kinh doanh, bộ phận marketing, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận kế hoạch, bộ phận hành chánh, bộ phận nhân sự. Vị trí việc làm cũng rất đa dạng.
Một số vị trí việc làm thường gặp:
Các vị trí cho người có kinh nghiệm 2- 5 năm, có thể đảm nhiệm các vị trí quản lý, trưởng phòng như:
Các vị trí cho người có kinh nghiệm 5 năm, có thể đảm nhiệm các vị trí giám đốc như:
Ngoài ra các bạn cũng có thể tự tạo lập và điều hành công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh riêng. Hơn thế nữa các bạn có thể học cao hơn như thạc sĩ để có thể tham gia giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học.
Ngành quản trị kinh doanh sẽ học những gì?
Sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh được trang bị các kiến thức chuyên ngành như quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, marketing,...
Ngành quản trị kinh doanh là ngành làm việc với con người và hội nhập quốc tế nên bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn cần phải trao dồi kỹ năng mềm (làm việc nhóm, phản biện, thuyết trình, giải quyết vấn đề) và năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh).
Để hiểu rõ thêm về chương trình học Quản trị kinh doanh, bạn có thể tham khảo chương trình học ngành quản trị kinh doanh của Viện Đào tạo quốc tế NTT (NIIE) tại đây. Chương trình này có 2 hướng đi là Kinh doanh quốc tế và Maketing - 2 chuyên ngành “hot” được nhiều thí sinh lựa chọn. Đặc điểm của chương trình Quản trị kinh doanh của NIIE là gắn kết thực tiễn thông qua các bài tập tình huống, dự án kinh doanh, tham quan doanh nghiệp, kết nối chuyên gia. Một ưu điểm nữa là việc tăng cường năng lực tiếng Anh cho sinh viên thông qua chương trình tiếng Anh tăng cường 6 cấp độ, kết hợp giảng dạy song ngữ.
Link: https://niie.edu.vn/chuong-trinh/chuong-trinh-chuan-quoc-te/quan-tri-kinh-doanh/
Quản trị khách sạn là ngành học về việc quản lý, điều hành, giám sát các hoạt động của khách sạn nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ngành học Quản trị khách sạn thường được ví von là “học một ngành nhưng làm được nhiều nghề” vì khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc không chỉ trong khách sạn mà còn trong nhiều lĩnh vực khác có liên quan.
Với cơ hội làm việc rộng mở, ứng viên có kỹ năng ngoại ngữ tốt luôn là đối tượng hàng đầu được nhà tuyển dụng săn đón.
Được đào tạo về kiến thức quản trị, hiểu biết về trải nghiệm khách hàng trong dịch vụ nghỉ dưỡng và ăn uống, kỹ năng chăm sóc khách hàng, người tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn có thể làm việc không chỉ trong khách sạn. Các đơn vị như nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, công ty tổ chức sự kiện, công ty du lịch – lữ hành, du thuyền, rạp chiếu phim, công viên giải trí, showroom, bệnh viện, v.v., những nơi chú trọng tới trải nghiệm khách hàng, cũng luôn tuyển dụng người tốt nghiệp ngành này.
Riêng đối với lĩnh vực khách sạn, thống kê năm 2019 cho thấy Việt Nam đón tiếp gần 11 triệu lượt du khách quốc tế và gần 50 triệu lượt du khách nội địa với tổng số 580.000 khách sạn, đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú cần hơn 3.000.000 việc làm. Do ảnh hưởng của Covid-19, ngành khách sạn và du lịch bị ảnh hưởng trong năm 2020-2021 nhưng đã nhanh chóng phục hồi trong năm 2022. Dự báo năm 2023 sẽ có bùng nổ nhu cầu tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu du khách do đó cơ hội việc làm là rộng mở.
Một đặc điểm của ngành này là thường xuyên tiếp xúc với du khách nên ngoại ngữ (tiếng Anh) là kỹ năng rất quan trọng. Tất cả các vị trí tuyển dụng đều có yêu cầu tiếng Anh ở mức tối thiểu là giao tiếp. Hiện nay mức lương cho các vị trí mới ra trường dao động từ 7-10 triệu/tháng. Đối với ứng viên có trình độ tiếng Anh tốt mức lương có thể tăng trên 25%-50%. Đối với vị trí quản lý mức lương từ 15-25 triệu/tháng tùy theo vị trí và công ty.
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp các vị trí việc làm thường là:
Các vị trí cho người có kinh nghiệm 2-5 năm, có thể đảm nhiệm các vị trí quản lý như:
Các vị trí cho người có kinh nghiệm trên 5 năm, có thể đảm nhận các vị trí giám đốc:
Theo học ngành Quản trị khách sạn, các bạn sẽ được trang bị các kiến thức về quản trị nhân sự, quản trị tài chính, tổ chức kinh doanh, chăm sóc khách hàng, các kiến thức liên quan tới ngành khách sạn (buồng phòng, ẩm thực), tổ chức sự kiện. Ngoài ra các kỹ năng mềm kỹ năng giao tiếp, tác phong chuyên nghiệp cũng được chú trọng.
Bạn có thể tham khảo chương trình học Quản trị khách sạn tại đây:
Kế toán là một ngành nghề rất phổ biến và có mặt trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Đơn vị nào cũng cần người ghi chép, xử lý, cung cấp thông tin về hoạt động, tình hình kinh doanh, tài sản. Đó chính là công việc của nghề kế toán. Một người kế toán giỏi sẽ giúp cho doanh nghiệp có một bức tranh chính xác về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động.
Tốt nghiệp ngành kế toán tất nhiên là có thể làm nhân viên kế toán nhưng nếu bạn biết lựa chọn chương trình thì cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến không chỉ trong phòng kế toán đâu nhé.
Ngành Kế toán luôn được nhiều thí sinh lựa chọn theo học bởi cơ hội việc làm cùng mức thu nhập ổn định. Doanh nghiệp nào, công ty nào cũng cần kế toán nên tốt nghiệp ngành kế toán, bạn có thể chọn làm việc ổn định tại cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước hoặc tìm kiếm cơ hội thách thức tại doanh nghiệp, công ty. Các bộ phận làm việc phòng kế toán, phòng kế hoạch-tài chính, phòng kinh doanh, phòng ngân quỹ, phòng kho vận.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ việc làm của ngành tăng trưởng khoảng 22% mỗi năm. Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2022 cả nước có hơn 13.000 doanh nghiệp được thành lập, trong đó trung bình mỗi doanh nghiệp cần từ 2 - 6 kế toán viên. Bên cạnh đó là nhu cầu về nhân lực chất lượng cao có năng lực ngoại ngữ, hiểu biết chuẩn mực kế toán quốc tế để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp nước ngoài và yêu cầu hội nhập khi Việt Nam gia nhập khi Việt Nam gia nhập TPP (Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương) và AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN). Như vậy có thể thấy cơ hội việc làm của ngành Kế toán là rất cao.
Hiện thu nhập của nghề kế toán dao động từ 7-30 triệu/tháng và hơn nữa. Sinh viên mới ra trường sẽ có mức thu nhập trung bình từ 7 – 10/tháng triệu, sau khi có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm mức thu nhập sẽ khoảng 12 – 15 triệu. Đối với vị trí quản lý mức lương có thể tới 30 triệu/tháng và còn cao hơn tùy thuộc vào môi trường và quy mô công ty đang làm việc. Đặc biệt đối với ứng viên có trình độ ngoại ngữ thông thạo và hiểu biết về chuẩn mực kế toán quốc tế thì mức lương có thể tăng từ 25-50% so với bình quân.
Sinh viên ngành Kế toán, sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm những vị trí như:
Với kinh nghiệm làm việc và bổ sung một số chứng chỉ phù hợp, người tốt nghiệp ngành Kế toán có thể đảm nhận các vị trí sau:
Các vị trí cho nhân sự có kinh nghiệm trên 5 năm, có thể đảm nhiệm các vị trí:
Ngành Kế toán học gì?
Theo học ngành Kế toán sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về kế toán, nắm được kiến thức pháp luật về kinh tế, thuế, kế toán, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp, quy trình tổ chức công tác kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán - kiểm toán, hệ thống tin kế toán, phần mềm kế toán, các quy định về đạo đức nghề nghiệp. Sẽ được trang bị các nghiệp vụ kế toán như: theo dõi thu chi, lập chứng từ, lập dự toán, lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn sinh viên được đào tạo và phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai như: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu; kỹ năng quản lý thời gian, thích nghi áp lực; kỹ năng quản lý tài chính; kỹ năng thương lượng, đàm phán và giải quyết các vấn đề. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu nhân lực kế toán chất lượng cao các trường cũng đã đưa vào giảng dạy hệ thống kế toán quốc tế và chú trọng nâng cao năng lực tiếng Anh cho người học.
Bạn có thể tham khảo chương trình học ngành Kế toán tại:
https://niie.edu.vn/chuong-trinh/chuong-trinh-chuan-quoc-te/ke-toan/
Luật kinh tế theo cách hiểu đơn giản là ngành kết hợp giữa luật học và các kiến thức kinh tế. Ngành học này là tổng hợp các quy phạm pháp luật liên quan tới quan hệ kinh tế, giao thương giữa các chủ thể trong và ngoài nước do Việt Nam và quốc tế ban hành và thừa nhận.
Người tốt nghiệp ngành Luật kinh tế nắm vững kiến thức về pháp luật trong kinh doanh và dân sự nên có thể làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước với nhiều vị trí khác nhau như chuyên viên chuyên trách về pháp luật, luật sư hoặc đảm nhiệm các chức danh tư pháp (công chứng viên, thừa phát lại).
Tốt nghiệp ngành Luật thì ai cũng nghĩ tới triển vọng làm nghề Luật sư. Thực tế thì luật sư chỉ là một nghề mà người tốt nghiệp Luật kinh tế có thể làm. Với hiểu biết về luật nói chung và chuyên sâu về luật kinh tế, người tốt nghiệp Luật kinh tế được rất nhiều nơi tuyển dụng. Sau đây là một số cơ quan, vị trí mà người tốt nghiệp Luật kinh tế có thể công tác:
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về dịch vụ pháp lý càng lớn tăng. Theo tạp chí Luật sư Việt Nam, ở Mỹ thì cứ 250 người dân thì có 1 Luật sư (1/250), ở Thái Lan là 1/1526, riêng Việt Nam đến cuối năm 2020 chỉ có khoảng 1 Luật sư trên 6000 dân (1/6000), cho thấy dư địa nhu cầu rất lớn cho ngành Luật. Năm 2022, chỉ riêng Học viện tư pháp, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án đào tạo với chỉ tiêu tới 2025 đào tạo 2.000 luật sư/năm, 1.000 công chứng viên/năm để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước.
Dạo qua các trang thông tin việc làm không khó để bắt gặp các tin tuyển dụng luật sư, chuyên viên pháp chế doanh nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn, từ 8 - 12 triệu dành cho sinh viên mới ra trường, dưới 1 năm kinh nghiệm. Từ 30 - 50 triệu dành cho cấp trưởng phòng, giám đốc với kinh nghiệm từ 5 năm trở nên. Đặc biệt có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng ưu tiên ứng viên sử dụng tiếng Anh đọc viết tốt hoặc giao tiếp thành thạo để làm việc với các đối tác nước ngoài, xử lý hợp đồng quốc tế với mức lương cao hơn từ 50% - 100% so với người không có ngoại ngữ.
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, vị trí việc làm thường sẽ là:
Một số vị trí công tác mà người tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể đảm nhận nhưng cần bổ sung chứng chỉ và một số điều kiện:
Nhân sự có kinh nghiệm từ 2 - 5 năm có thể đảm nhiệm các vị trí sau
Nhân sự có kinh nghiệm trên 5 năm có thể đảm nhiệm các vị trí
Ngành Luật kinh tế học gì?
Sinh viên ngành Luật kinh tế sẽ được cung cấp kiến thức kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh như luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ, luật đầu tư, luật thương mại quốc tế. Để biết thêm các môn học của ngành Luật kinh tế bạn có thể tham khảo chương trình học ngành Luật kinh tế của Viện Đào tạo Quốc tế NTT (NIIE) tại:
https://niie.edu.vn/chuong-trinh/chuong-trinh-chuan-quoc-te/luat-kinh-te/
Khi chọn chương trình học, để đảm bảo có thể đáp ứng được tiêu chuẩn cao, làm việc trong môi trường đa quốc gia, cần chú ý các chương trình đào tạo có cung cấp thêm các kỹ năng chuyên môn cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, đàm phán, tranh tụng, giải quyết tranh chấp, tư duy phản biện …, đặc biệt là năng lực tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành học về việc thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng ô tô. Ngành học tích hợp kiến thức cơ khí, động cơ, điện, điện tử, tự động, quản lý để giúp người học có thể làm việc nhà máy, cơ sở dịch vụ, cơ sở kinh doanh với các vị trí như kỹ sư thiết kế, kỹ sư sản xuất, kỹ sư bảo trì, đăng kiểm viên, kiểm định viên.
Học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô không phải lúc nào cũng ra làm việc tại các xưởng sản xuất – lắp ráp ô tô. Các vị trí công việc cho sinh viên ra trường ngành công nghệ kỹ thuật ô tô khá đa dạng từ các việc tư vấn bán hàng, lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ & sản phẩm đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các kỹ sư trong ngành công nghệ ô tô.
Ước tính hàng năm nhu cầu sở hữu ô tô của người dân tăng từ 16-20%. Để đáp ứng nhu cầu là sự xuất hiện thương hiệu ô tô Việt Nam, các nhà máy sản xuất và lắp ráp xe ô tô, cơ sở dịch vụ bảo dưỡng, dịch vụ kỹ thuật và các doanh nghiệp kinh doanh xe. Dẫn theo nhu cầu ngày càng tăng nhân sự công nghệ kỹ thuật ô tô có trình độ. Trước những bước chuyển mình mạnh mẽ của thị trường ô tô Việt Nam cho ta thấy tiềm năng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này là vô cùng to lớn.
Mức lương ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô được phân chia phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm. Cụ thể: sinh viên mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, thu nhập trung bình bạn nhận được là 7 - 8 triệu/tháng. Kỹ sư có kinh nghiệm trong nghề, thợ cứng mức lương trung bình từ 9 - 12 triệu. Kỹ sư thâm niên kinh nghiệm trên 5 năm, hay cấp quản lý, quản đốc mức lương từ 20 triệu/tháng. Đối với các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài thì mức lương có thể tăng hơn từ 50% đến 100% so với mức bình quân tuy nhiên thường sẽ yêu cầu nhân sự có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh).
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp các vị trí việc làm thường là:
Các vị trí cho người có kinh nghiệm 2-5 năm, có thể đảm nhiệm các vị trí như:
Trưởng/phó phòng kinh doanh;
Trưởng/phó phòng cố vấn dịch vụ - CSKH;
Trưởng/phó phòng thu mua;
Trưởng/phó sản xuất ô tô;
Trưởng/phó phòng phát triển sản phẩm;
Trưởng/phó xưởng bảo dưỡng.
Các vị trí cho người có kinh nghiệm trên 5 năm, có thể đảm nhận các vị trí giám đốc như.
Giám đốc kinh doanh;
Giám đốc điều hành;
Giám đốc kỹ thuật;
Giám đốc phân phối sản phẩm.
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô học gì?
Sinh viên theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về cơ khí ô tô; máy động lực; hệ thống truyền động – truyền lực; cơ cấu khí; hệ thống điều khiển tự động trên ô tô; động cơ đốt trong; tính toán ô tô; hệ thống điện – điện tử ô tô; công nghệ chẩn đoán; sửa chữa và kiểm định ô tô; hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật liên quan đến ô tô,...
Bạn có thể tham khảo chương trình học Công nghệ kỹ thuật ô tô tại đây:
https://niie.edu.vn/chuong-trinh/chuong-trinh-chuan-quoc-te/cong-nghe-ky-thuat-o-to-2/
Công nghệ thông tin (Information Technology) là ngành học sử dụng máy tính, ngôn ngữ lập trình để vận hành, phát triển phần mềm, ứng dụng điện thoại, trang web, mạng, hệ thống máy tính, hệ thống công nghệ thông tin.
Với tiềm năng gia tăng hiệu suất làm việc, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế đồng thời mở ra nhiều hoạt động giải trí trên không gian mạng, ngành Công nghệ thông tin đã tạo ra một biến đổi lớn trong phương thức sáng tạo của cải, lối sống và tư duy của con người.
Đặc biệt, tầm quan trọng của ngành lại càng được khẳng định hơn trong bối cảnh cách mạng 4.0, chuyển đổi số đã tiếp cận đến hầu hết các quốc gia như hiện nay.
Công nghệ thông tin hiện nay đã có mặt trong mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội nên vị trí việc làm của người tốt nghiệp ngành này cũng rất đa đạng và được tuyển dụng bởi doanh nghiệp hầu hết các lĩnh vực. Các bộ phận làm việc bao gồm: bộ phận kỹ thuật, bộ phận đảm bảo chất lượng, bộ phận phát triển giải pháp CNTT, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận kinh doanh.
Một số dự báo từ năm 2022 - 2024, Việt Nam vẫn thiếu hụt 150.000 - 195.000 lập trình viên/kỹ sư hàng năm. Con số này dự kiến còn tăng cao cho đến năm 2024 khi nhu cầu nhân lực lên tới 800.000 lập trình viên. Không chỉ nhu cầu trong nước, CNTT còn là một trong số ít ngành không bị hạn chế bởi biên giới quốc gia khi nhân sự tại Việt Nam có thể làm việc từ xa, phát triển dự án cho các nước khác như Mỹ, Nhật, Singapore, …
Đây là một ngành mà ứng viên mới ra trường có thể hy vọng mức lương khởi điểm tốt. Ứng viên dưới 1 năm kinh nghiệm có thể có mức lương khởi điểm từ 10 triệu/tháng. Ứng viên từ 1 - 3 năm kinh nghiệm dao động từ 10 - 25 triệu/tháng; từ 3 - 5 năm kinh nghiệm là 20 - 30 triệu/tháng. Chưa kể, nếu sở hữu khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, mức thu nhập của bạn sẽ tăng lên ít nhất 25% - 50% khi có thể làm cho các dự án nước ngoài hay rút ngắn con đường lên cấp quản lý, trưởng phòng, giám đốc.
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, vị trí thường làm sẽ là:
Nhân sự có kinh nghiệm từ 2 - 5 năm có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Nhân sự có kinh nghiệm trên 5 năm có thể đảm nhiệm các vị trí:
Ngành Công nghệ thông tin học gì?
Ngành Công nghệ thông tin là một ngành học rộng bao gồm phần mềm, phần cứng, mạng, hệ thống. Ngoài các kiến thức chung của CNTT, trong khi học bạn có thể chọn chuyên ngành như đi sâu vào phần mềm hay phần cứng, hoặc chuyên về mạng, hệ thống. Phần mềm là một hướng thí sinh hay chọn vì có nhiều cơ hội nghề nghiệp (lập trình viên, kiểm thử phần mềm).
Nếu chọn hướng phần mềm bạn sẽ chuyên sâu về các nền tảng lập trình, thuật toán, quy trình kiểm thử, và phát triển ứng dụng. Bạn có thể tham khảo một chương trình đào tạo CNTT chuyên về phần mềm tại:
https://niie.edu.vn/vi/chuong-trinh/cu-nhan-chuan-quoc-te/cong-nghe-thong-tin/
Nếu chọn hướng phần cứng bạn sẽ đi sâu về mạch điện, hệ thống điều hành, cấu trúc máy tính. Còn nếu chọn hướng mạng máy tính thì bạn sẽ học nhiều về cấu trúc mạng, các giao thức truyền thông, an ninh mạng. Nhưng cho dùng chọn chuyên ngành nào thì kỹ năng mềm cũng rất quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến trong nghề này. Bạn cần có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm (vì ngày nay không ai có thể 1 mình xử lý tất cả các vấn đề CNTT), năng lực tự học (vì kiến thức CNTT thay đổi hàng ngày), kỹ năng nghiên cứu (để giải quyết các vấn đề gặp) và năng lực tiếng Anh (các kiến thức mới CNTT hoàn toàn bằng tiếng Anh).
Nguyên liệu trước khi thành sản phẩm tới tay người tiêu dùng phải đi qua nhiều công đoạn: vận chuyển tới kho, được chế biến tại nhà máy thành thành phẩm, chuyển tới trung tâm phân phối rối mới tới tay người tiêu dùng. Hoạt động vận chuyển giữa kho, nhà máy, trung tâm phân phối, người tiêu dùng chính là logistics và hệ thống kết nối từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ chính được gọi là chuỗi cung ứng.
Học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là học cách tổ chức và vận hành logistics và chuỗi cung ứng để cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng thời gian, địa điểm, với mức chi phí tối ưu nhất.
Nhu cầu tuyển dụng ngành này trong những năm qua luôn tăng trưởng với cơ hội việc làm không chỉ trong đơn vị liên quan tới logistics, vận tải mà cả trong các đơn vị sản xuất và thương mại.
Tất nhiên các công ty logistics, vận tải, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt là nơi thường xuyên tuyển dụng nhân sự ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
Gần đây với sự phát triển của thương mại nhất là thương mại điện tử các doanh nghiệp như sàn giao dịch thương mại điện tử, trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi các cửa hàng tiện lợi cũng thường xuyên dụng nhân sự ngành này để đáp ứng nhu cầu quản lý và vận chuyển hàng hóa. Nhân sự Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng còn được tuyển dụng nhiều bởi các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy. Các bộ phận mà nhân sự ngành này thường làm việc là kho, trung tâm phân phối, phòng kế hoạch, phòng thu mua, phòng cung ứng, phòng giao nhận, phòng điều độ, phòng quản lý xe.
Các thống kê gần đây cho thấy nhu cầu nhân sự logistics mỗi năm tăng khoảng 7,5%. Đặc biệt là nhu cầu nhân sự ngành này tại Tp. Hồ Chí Minh. Riêng TP.HCM dự báo từ đầy tới năm 2025 cần khoảng 63.000 lao động logistics/năm, trong đó cần hơn 8.400 lao động logistics có trình độ cao. Như vậy tốt nghiệp ngành này không sợ thiếu việc.
Mức lương dành cho nhân sự mới tốt nghiệp trung bình từ 7-15 triệu, nhưng nếu ứng viên có tiếng Anh thông thạo mức lương có thể tăng từ 20-50%. Đối với các vị trí như quản lý, trưởng phòng thì mức lương sẽ dao động từ 25 - 30 triệu.
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp có các vị trí việc làm như:
- Chuyên viên quản lý kho/ nhân viên kho vận:
Kho là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, là nơi lưu chứa nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa. Chuyên viên quản lý kho tham gia vào quá trình vận hành kho. Nhiệm vụ bao gồm: tổ chức công việc xuất - nhập kho; Sắp xếp, bảo quản hàng hóa trong kho; tổ chức công việc kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa trong kho; quản lý dữ liệu hàng hóa trong kho.
- Chuyên viên giám sát kiểm kê:
Chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng hóa, làm việc với các kho hàng và trung tâm phân phối để tối ưu hóa dòng chảy hàng hóa. Nhiệm vụ bao gồm: kiểm kê số lượng và tình trạng hàng hóa thực tế tại các hệ thống cửa hàng, kho tổng định kỳ và theo kế hoạch; xử lý số liệu kiểm kê và tìm kiếm nguyên nhân sai lệch số liệu giữa hệ thống và thực tế; theo dõi các các giao dịch xuất nhập hàng hóa; làm báo cáo kiểm kê hàng hóa định kỳ
- Chuyên viên cung ứng/thu mua:
Chịu trách nhiệm cung cấp nguyên liệu, hàng hóa, công cụ, thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ bao gồm: tìm kiếm các nhà cung cấp chất lượng; nhận yêu cầu mua hàng từ các bộ phận trong doanh nghiệp; liên hệ báo giá, đàm phán thương lượng mua hàng với các nhà cung cấp; tổng hợp, so sánh và đề xuất phương án hợp lý cho người quản lý quyết định; tạo đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán; theo dõi đơn hàng, chất lượng hàng hóa.
- Chuyên viên xuất nhập khẩu:
Chịu trách nhiệm về việc xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Nhiệm vụ bao gồm: lập kế hoạch xuất nhập hàng hóa, đảm bảo hàng xuất nhập đúng tiến độ chất lượng và số lượng; giao dịch với đối tác nước ngoài để thỏa thuận hợp đồng và theo dõi đơn hàng; thực hiện các thủ tục thanh toán quốc tế (mở LC, xuất trình chứng từ theo LC…); làm việc với các các công ty vận tải, giao nhận để vận chuyển hàng hóa; chuẩn bị các thủ tục, chứng từ cần thiết cho việc thông quan xuất nhập khẩu.
- Nhân viên khai báo hải quan/Chuyên viên chứng từ/Nhân viên hiện trường:
Là người chịu trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ cần thiết để làm thủ tục hải quan, đảm bảo lô hàng được thông quan một cách hợp lệ, tuân thủ các quy định pháp luật tại quốc gia xuất khẩu hoặc quốc gia nhập khẩu. Nhiệm vụ bao gồm: chuẩn bị đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ nguồn gốc xuất xứ của lô hàng theo quy định; kiểm tra thông tin hàng hóa đầy đủ và chính xác theo yêu cầu; thực hiện tờ khai hải quan theo yêu cầu của bộ phận hải quan; cung cấp đầy đủ thông tin về lô hàng; thực hiện các thủ tục thuế cho lô hàng.
- Điều phối viên vận tải/Chuyên viên điều hành vận tải:
Là người lên kế hoạch, bố trí, sắp xếp các xe để hàng hóa được vận chuyển đến nơi được yêu cầu. Nhiệm vụ bao gồm: quản lý tài xế và xe; lập kế hoạch sắp xếp phương tiện vận chuyển theo đơn hàng của khách hàng; sắp xếp các chuyến giao hàng hợp lý, khoa học, tiết kiệm chi phí, đúng thời hạn; kiểm soát quá trình giao nhận hàng; kiểm soát chi phí; phối hợp với nhà vận tải, kho xử lý các vấn đề phát sinh.
- Nhân viên điều độ cảng/depot:
Chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của các phương tiện vận chuyển để đảm bảo mọi việc vận hành an toàn và hiệu quả. Nhiệm vụ bao gồm: lập kế hoạch nhập/xuất/luân chuyển hàng hóa; triển khai thực hiện kế hoạch và sắp xếp cầu bến cho các phương tiện vận chuyển (tàu, xe vận tải, v.v.); giám sát và điều phối quá trình nhập/xuất/luân chuyển hàng hóa tại cảng; kiểm đếm/cân hàng hóa giao nhận tại cầu tàu, bãi và xác nhận sản lượng; xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình nhập/xuất/luân chuyển hàng hóa tại cảng.
- Nhân viên kinh doanh logistics/Chăm sóc khách hàng:
Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics. Nhiệm vụ bao gồm: tư vấn các gói dịch vụ xuất nhập khẩu, giải pháp vận chuyển, thông quan; báo giá thương thảo và ký hết hợp đồng; theo dõi và cập nhật tình hình vận chuyển hàng hóa để thông báo cho khách hàng; duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng, đối tác đại lý.
- Nhân viên forwarder/Nhân viên logistics:
Thường làm việc tại các công ty logistics, vận tải. Chịu có trách nhiệm điều phối và giám sát các hoạt động vận chuyển hàng hóa thông qua: đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ; bảo đảm các lô hàng được xuất – nhập theo đúng thời gian cam kết. Nhiệm vụ bao gồm: tiếp nhận và xử lý thông tin của các lô hàng; đề xuất giải pháp logistics tối ưu; điều động phương tiện vận chuyển, lưu kho cho lô hàng; xử lý các chứng từ liên quan; theo dõi tiến độ giao hàng.
- Nhân viên kế hoạch/Chuyên viên hoạch định:
Chịu trách nhiệm về việc lên kế hoạch sản xuất, cung ứng của nhà máy, chuỗi cung ứng. Tuy theo quy mô và loại hình của đơn vị mà vị trí này có thể có tên cụ thể như nhân viên kế hoạch sản xuất, chuyên viên hoạch định logistics, chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ bao gồm: dự báo nhu cầu nguyên liệu, sản phẩm; tiếp nhận đơn hàng và lên kế hoạch sản xuất hoặc cung ứng để đáp ứng đơn hàng; làm việc với các bộ phận khác để nắm tình hình tồn kho và năng lực sản xuất/cung ứng; theo dõi tiến độ sản xuất/ cung ứng
- Chuyên viên phân tích logistisc/chuỗi cung ứng:
Chịu trách nhiệm phân tích hiệu quả hoạt động của bộ phận logistics/ chuỗi cung ứng để đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả. Nhiệm vụ bạo gồm: theo dõi dữ liệu tồn kho hàng hóa, chi phí vận chuyển, chi phí cung ứng, thời gian giao nhận; phân tích dữ liệu để xác định hiệu quả hoạt động; xác định các nguyên nhân gây tổn hao tồn kho, chi phí; đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả; lập báo cáo phân tích trình người quản lý.
Các vị trí cho người có kinh nghiệm 2 - 5 năm, có thể đảm nhiệm các vị trí quản lý, trưởng phòng như:
- Giám sát;
- Quản lý;
- Trưởng nhóm kinh doanh;
- Quản lý vùng;
- Trưởng phòng sản xuất;
- Trưởng phòng điều độ;
- Trưởng phòng kế hoạch;
- Trưởng phòng kinh doanh.
Các vị trí cho người có kinh nghiệm 5 năm, có thể đảm nhiệm các vị trí giám đốc như:
Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ học những gì?
Theo học ngành này sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về quản lý hàng hóa, các loại phương tiện vận tải, các thành phần của hệ thống logistics và chuỗi cung ứng, thương mại quốc tế, hệ thống thông tin quản lý, thương mại điện tử, quản lý thu mua, quản lý vận hành. Đây là các kiến thức chuyên ngành cần thiết để làm việc trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó một số trường hiện nay cũng chú trọng trang bị các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, và đặc biệt là năng lực tiếng Anh.
Bạn có thể tham khảo chương trình học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại đây.
Link: https://niie.edu.vn/chuong-trinh/chuong-trinh-chuan-quoc-te/logistics-va-quan-ly-chuoi-cung-ung/
Thương mại điện tử (hay còn gọi là E-commerce - Electronic Commerce) là ngành học về các hoạt động mua bán sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng Internet. Ngành Thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện vào đầu thập niên 2010 và nhanh chóng phát triển thành một phần quan trọng trong nền kinh tế. Đến năm 2020, với sự tác động của đại dịch Covid-19, ngành TMĐT tại Việt Nam và thế giới đã ghi nhận bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một ngành nghề tiềm năng vì tính tiện lợi, linh hoạt và phi biên giới giữa người mua và người bán.
Không chỉ dừng lại ở việc mua bán trực tuyến, TMĐT còn là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như Kinh tế, Công nghệ thông tin, Marketing và Logistics. Vì vậy, nếu bạn yêu thích công nghệ, đam mê kinh doanh và muốn thử sức với lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh chóng, cân nhắc ngay ngành Thương mại điện tử nhé.
Fun fact: Sự phát triển thần tốc của TMĐT không chỉ giúp cuộc sống tiện lợi hơn mà còn tạo ra nhiều tỷ phú công nghệ hàng đầu thế giới:
- Jeff Bezos: Từ một ý tưởng bán sách online, Jeff Bezos đã thành lập Amazon – gã khổng lồ TMĐT toàn cầu.
- Jack Ma: Nhà sáng lập của Alibaba, "ông trùm" TMĐT đến từ Trung Quốc, người đã tạo nên cơn sốt mua sắm 11/11 (Single's Day) hàng năm.
- Colin Zheng Huang: Tỷ phú Trung Quốc với hai nền tảng đình đám là Pinduoduo và Temu – nền tảng "shopping cộng đồng" siêu hot dành cho giới trẻ.
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Thương mại điện tử rất đa dạng, không chỉ đơn thuần là “bán hàng online” hay “shipper giao hàng”. Sinh viên TMĐT được trang bị toàn diện các kỹ năng về Kinh doanh, Công nghệ, Marketing, Logistics, Data và Bảo mật, đủ tự tin đảm nhận các vị trí như: Marketing online, Digital marketing, Quản trị hệ thống TMĐT, Quản lý logistics, Tư vấn giải pháp TMĐT, Phân tích dữ liệu, và Quản lý phát triển sản phẩm công nghệ.
Về tiềm năng ngành, Việt Nam đang được xem là “miếng bánh” hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại về TMĐT. Một số thống kê nổi bật cho thấy:
“Nhu cầu nhân lực cho TMĐT ở Việt Nam tăng rất nhanh và sẽ còn tiếp tục tăng” – nhận định của một đại biểu Hiệp hội TMĐT Việt Nam. Tuy nhiên, ngành này vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực. Theo khảo sát của Cục TMĐT và Kinh tế số, chỉ có 30% lao động trong ngành được đào tạo chính quy về TMĐT, trong khi 70% còn lại phải tuyển từ các lĩnh vực khác như thương mại, quản trị kinh doanh và CNTT.
Đại diện một sàn TMĐT lớn tại Việt Nam chia sẻ rằng không chỉ các sàn TMĐT mà cả các doanh nghiệp bán lẻ đang chuyển đổi số cũng cần nhân lực chuyên môn cao. Dù tốc độ đào tạo nhân lực TMĐT trong các trường đại học đã tăng 30%, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp sự phát triển nhanh chóng của ngành.
Mức lương của ngành TMĐT cũng hấp dẫn so với nhiều lĩnh vực khác. Sinh viên mới ra trường có thể nhận mức lương khởi điểm từ 7 - 8 triệu/tháng. Với 1 năm kinh nghiệm, lương có thể đạt 12 - 15 triệu/tháng nếu nắm vững chuyên môn. Nếu giỏi ngoại ngữ và làm việc cho doanh nghiệp TMĐT nước ngoài, bạn có thể nhận mức lương 500 - 600 USD (12 - 15 triệu đồng) khi có 1 năm kinh nghiệm; 1.500 - 2.500 USD (38 - 63 triệu đồng) ở cấp quản lý, trưởng phòng; và từ 3.500 - 7.000 USD (88 - 177 triệu đồng) cho các vị trí giám đốc và lãnh đạo cấp cao.
Kiến thức chuyên môn sâu rộng đa lĩnh vực cùng tính cách năng động, sáng tạo và thích nghi nhanh với sự thay đổi của công nghệ, sinh viên ngành Thương mại điện tử sẽ có đa dạng cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường. Đây cũng là ngành học năng động và cởi mở, nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn làm việc tại các doanh nghiệp hoặc khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu riêng.
Một số vị trí việc làm phổ biến:
Với kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và các kỹ năng làm việc đã được tích lũy qua quá trình làm việc, tùy vào năng lực, bạn có thể phát triển, thăng tiến lên các vị trí Chuyên viên cấp cao (Senior), Trưởng nhóm (Leader) hoặc Trưởng phòng (Manager).
- Senior/Leader/Manager Marketing Online hoặc Digital Marketing
- Senior Strategy Planner/ Strategic Planning Manager
- Senior/Leader/Manager Content Marketing
- Senior/Leader/Manager Thương mại điện tử
- Senior/Leader/Manager kinh doanh online
- Senior/Leader/Manager ngành Logistics
- Senior/Leader/Manager SEO
- Senior Data Analyst/ Data Analyst Leader/Data Analyst Manager
- Senior/Leader Product Manager
- Senior/Leader Affiliate Marketing
Khi đã có chuyên môn sâu rộng về ngành, kinh nghiệm dày dặn về lĩnh vực mình đang theo đuổi cùng các kỹ năng lãnh đạo cần thiết, đây là lúc bạn có thể vươn xa hơn trong sự nghiệp với các vị trí như:
- Giám đốc Marketing - Ecommerce
- Giám đốc Kinh doanh
- Giám đốc Thương mại/logistics
- Giám đốc Điều hành/Giám đốc Chiến lược
- Giám đốc Phát triển Sản phẩm Công nghệ/AI/Big Data
Khi theo học ngành Thương mại điện tử, sinh viên sẽ được trang bị những năng lực cần thiết để làm việc hiệu quả trên không gian số, bao gồm cả các trang, sàn TMĐT và mạng xã hội. Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng liên ngành, bao gồm các kiến thức về môi trường số (luật kinh doanh TMĐT, thiết kế trang web, bảo mật); truyền thông số (marketing số, quản trị thương hiệu, hiểu hành vi khách hàng); logistics (quản trị logistics, quản lý phân phối); và quản trị (chăm sóc khách hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh). Vì đặc thù thương mại xuyên biên giới, sinh viên ngành này sẽ cần giao tiếp, xử lý văn bản, sử dụng phần mềm quản lý và làm việc hoàn toàn bằng tiếng Anh. Ngoài ra, phần lớn doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam là doanh nghiệp nước ngoài, nên tiếng Anh không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu “bắt buộc” để các bạn có thể thích nghi và phát triển trong lĩnh vực này.
Thấu hiểu nhu cầu thị trường lao động và đặc thù ngành nghề, Viện Đào tạo Quốc tế NTT (NIIE) - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã xây dựng chương trình Cử nhân Thương mại điện tử - Chuẩn Quốc tế. Không chỉ đào sâu kiến thức chuyên môn, chương trình còn tạo ra sự khác biệt nhờ các hoạt động gắn kết thực tiễn và cải thiện trình độ tiếng Anh. Sinh viên sẽ được sử dụng giáo trình tiên tiến của nước ngoài, giảng dạy song ngữ Anh - Việt và ứng dụng thực hành thông qua các bài tập tình huống, dự án kinh doanh, tham quan doanh nghiệp, gặp gỡ chuyên gia, giúp người học tích lũy kiến thức mới nhất và phát triển thêm các kỹ năng mềm bổ trợ công việc. Đồng thời, chương trình tích hợp tăng cường tiếng Anh qua 6 lớp từ cơ bản đến chuẩn B2 (tương đương IELTS 5.5 - 6.0), mở ra cơ hội cho sinh viên hội nhập quốc tế, tự tin làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài và trở thành cư dân toàn cầu.
Để tìm hiểu chi tiết về chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử tại NIIE, bạn có thể xem thêm tại đây: https://niie.edu.vn/chuong-trinh/chuong-trinh-chuan-quoc-te/thuong-mai-dien-tu/
Viện Đào tạo Quốc tế NTT (NIIE), là đơn vị tiên phong của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trong công tác Quốc tế hóa Giáo dục Đại học. NIIE có bề dày kinh nghiệm hợp tác với các trường đại học uy tín tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến mang đến cho sinh viên cơ hội trải nghiệm nền giáo dục đạt chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.
Sở hữu bằng cấp uy tín, sinh viên NIIE còn được trang bị đầy đủ năng lực chuyên môn, trải nghiệm thực tiễn, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm để thích ứng và phát triển thành công trong môi trường toàn cầu hóa. Trong quá trình xây dựng và phát triển, mỗi hoạt động của NIIE nhằm thực hiện phương châm “Global Learning – Global Success”.